1. Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018)
Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), học sinh lớp 10 sẽ phải học 8 môn bắt buộc bao gồm Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Giáo dục của địa phương và Lịch sử. Ngoài các môn bắt buộc, các em sẽ được lựa chọn 4 môn trong 9 môn học bao gồm: Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật. Ngoài ra, học sinh còn phải lựa chọn các chuyên đề học tập khác nhau. Các tổ hợp môn được xây dựng dựa trên tình hình thực tế của nhà trường cũng như nhân sự hiện có.
Việc lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 rất quan trọng vì sẽ gắn bó với học sinh suốt 3 năm bậc THPT
Trong năm đầu triển khai chương trình mới, có không ít học sinh xin được thay đổi môn tổ hợp sau khi đã chọn chỉ sau vài tháng bắt đầu năm học mới vì nhiều lý do: Không phù hợp với thực tế năng lực khi theo học, thay đổi ý định định hướng nghề khi chọn tổ hợp xét tuyển đại học,…
Mặc dù học sinh có quyền thay đổi tổ hợp môn, nhưng việc thay đổi này sẽ khiến việc học tập của các em xáo trộn khi phải bố trí thời gian học bù các môn học còn lại. Chính vì vậy, ngoài việc cân nhắc điểm chuẩn các năm, phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 10 còn cần tham khảo các tổ hợp môn của nhà trường. Bởi đôi khi, các tổ hợp môn do nhà trường xây dựng không phù hợp với mong muốn, năng lực của con. Các em học sinh cũng cần lưu ý, nghiêm túc tự đánh giá năng lực học tập các môn tự chọn trước khi đưa ra lựa chọn.
2.Chọn tổ hợp môn lớp 10: Cần xuất phát từ năng lực, sở thích, định hướng nghề nghiệp
Việc lựa chọn đúng những môn học tự chọn sẽ giúp học sinh tự tin, hứng thú trong quá trình học tập, chuẩn bị tốt nhất những kiến thức cần thiết cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào đại học, lập thân, lập nghiệp sau này. Ngược lại việc chọn sai sẽ dẫn đến những khó khăn trong suốt 3 năm học THPT cũng như định hướng nghề trong tương lai.
- Các em không nên chọn môn học theo số đông, theo bạn bè. Hãy coi ý kiến của cha mẹ như lời khuyên, sự gợi ý để tham khảo vì mỗi em có năng lực học tập từng bộ môn khác nhau. Bản thân mỗi học sinh sẽ hiểu rõ chính mình nhất. Chỉ khi lựa chọn các môn học đúng sở trường, năng lực, các em mới phát huy được hết khả năng.
- Học sinh nên chọn môn học trên việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Các em hãy xác định thế mạnh của mình là gì, mình mong muốn và có định hướng làm công việc/lĩnh vực nào trong tương lai? Từ những định hướng của bản thân, kết hợp với việc xác định năng lực học tập, các em sẽ chọn được tổ hợp môn phù hợp. Các em tuyệt đối không nên chọn cho có, chọn để rồi mất phương hướng, thiếu động cơ, mục đích học tập.
Nếu lựa chọn những môn học phù hợp sẽ giúp cho học sinh phát huy được thế mạnh của mình. Ngược lại, nếu đã lựa chọn nhưng sau này khả năng không theo được hoặc vì một lý do nào khác mà bắt buộc phải chuyển tổ hợp thì sẽ khiến con mất thời gian, ảnh hưởng tâm lý.
Các em có thể tham khảo các kênh thông tin khác của Daruma Nihongo dưới đây:
– Đăng ký test năng lực tại ĐÂY
– Tìm hiểu thêm về Khóa Học tại ĐÂY
– Tham gia tìm kiếm, trao đổi các thông tin học tập, luyện thi JLPT, THPT, Vào 10 v.v. hữu ích tại Group Cộng đồng tiếng Nhật cho HSSV (Luyện thi Đại học-Vào 10-N3,N4,N5)
– Quý phụ huynh có thể nêu thắc mắc về học tập, tuyển sinh tiếng Nhật, thi JLPT tại Group Phụ Huynh Đồng Hành Cùng Con Học Tiếng Nhật, Thi Tiếng Nhật Vào 10 Và ĐH