CÁCH DẠY CON CỦA NGƯỜI NHẬT: ÍT THÀNH TÍCH, TRỌNG NHÂN PHẨM!

Giáo dục trẻ em ngay từ sớm là điều mà cha mẹ Nhật luôn đặc biệt quan tâm. Trong cách dạy con của người Nhật, mọi trẻ em đều hướng đến sự tự lập, lễ phép và thông minh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách dạy con hay của người Nhật trong bài viết dưới đây và áp dụng cho gia đình mình bạn nhé.

1. Cách dạy con của người Nhật khác người Việt ở đâu?

Cách dạy con của người Nhật có nhiều sự khác biệt so với người Việt. Một số điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất trong cách giáo dục con của cha mẹ Nhật với cha mẹ Việt phải kể đến như sau:

  • Trẻ em Nhật được tập ngủ riêng ngay từ khi lọt lòng, ngồi ghế ăn ngay từ thời điểm ăn dặm và tập chơi một mình từ sớm.
  • Trẻ em Nhật ở độ tuổi đi học có thể đi bộ đến trường, học cách tự bắt xe buýt và tự đi chợ.
  • Trẻ em Nhật được dạy cách đối xử công bằng với mọi người, lễ phép và lịch sự khi giao tiếp với người lớn, cư xử lịch thiệp với bạn bè.
  • Trẻ em Nhật được tự do giải trí, vui chơi và học tập trong môi trường an toàn.

Sở dĩ người Nhật có thể để con tự khám phá, học tập và vui chơi một phần là do đất nước này có môi trường sống an toàn hơn so với Việt Nam. Với nền văn hoá và môi trường sống khác biệt, cách nuôi dạy con của Nhật và Việt Nam cũng sẽ có sự khác nhau tương đối.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng phương pháp giáo dục con của người Nhật hiện đang được nhiều nước trên thế giới học tập, trong đó có Việt Nam.

2. Tổng hợp 15 cách dạy con nghe lời của người Nhật hay nhất

2.1. Dạy con tính kỷ luật

Tính kỷ luật là điều trẻ cần hình thành ngay từ những năm đầu đời. Ở Nhật Bản, trẻ em được học cách tự ăn, tự ngủ từ sớm và học cách xếp hàng khi qua đường, xin lỗi khi làm sai và cảm ơn khi cần. Kỷ luật của trẻ em Nhật không được hoàn thiện bằng đòn roi mà bằng sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng của người làm cha mẹ.

2.2. Dạy con sự tự tin, độc lập

Ngoài cách dạy con nghe lời của người Nhật, trẻ em Nhật còn được dạy về sự tự tin và độc lập. Trẻ hình thành thói quen tự chơi, tự ngủ, tự ăn ngay từ trong những năm đầu đời. Nhờ được tập luyện từ nhỏ, trẻ luôn tự tin trong các hoạt động hàng ngày và tăng được dạy cách tôn trọng và công bằng với mọi đối tượng, mọi ngành nghề. Trong trường học Nhật, các thầy cô luôn đối xử một cách bình đẳng với tất cả kỹ năng giải quyết vấn đề.

Có lẽ ba mẹ thường nghĩ, con còn nhỏ nên không thể tự làm được việc gì cả hoặc đôi khi do ba mẹ bao bọc quá mức, không muốn con động tay động chân vào bất cứ thứ gì. Ba mẹ đừng lo nhé, con có thể tự làm được những công việc nhỏ, và chính nhờ sự tự lập này có thể giúp con phát triển tốt hơn. Học tập phương pháp dạy con của người Nhật và ứng dụng phương pháp Montessori vào giảng dạy, tại trường Sakura Montessori các con đã có thể tự làm được rất nhiều công việc, không phụ thuộc vào thầy/cô hay ba mẹ, cùng theo dõi các con nhé!

2.3. Dạy con nhận biết sự tôn trọng và công bằng

Trẻ em Nhật Bản ả các học sinh bất kể giàu nghèo. Những năm đầu đời, trẻ em được dạy văn hoá cúi đầu cảm ơn, chào hỏi với người lớn tuổi.

Trẻ em Nhật được dạy cách tôn trọng mọi người
Trẻ em Nhật được dạy cách tôn trọng mọi người

2.4. Dạy con tự giác

Tính tự giác của trẻ cần được hình thành ngay từ trong giai đoạn 2 – 3 tuổi. Trẻ em được bố mẹ khuyến khích tự xúc cơm, cầm đũa và tự vệ sinh cá nhân. Trẻ em Nhật ý thức được việc mình phải làm là gì và không đợi người lớn nhắc nhở hay làm hộ.

2.5. Khuyến khích con bộc lộ năng lực bản thân

Trong 12 cách dạy con của người Nhật, cách dạy con bộc lộ năng lực bản thân là điều mọi gia đình Việt cần noi theo. Cha mẹ Nhật luôn cố gắng khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ học những môn năng khiếu mà conhứng thú hay tham gia những buổi ngoại khoá, cắm trại cùng bạn bè.

2.6. Cha mẹ làm gương cho con

Cách dạy con của người Nhật là cha mẹ cần làm tấm gương sáng cho con trẻ noi theo. Muốn trẻ đọc sách cha mẹ cần đọc sách với trẻ, muốn trẻ nề nếp và kỷ luật cha mẹ cũng cần làm điều đó đầu tiên. Một đứa trẻ được lớn lên trong gia đình cha mẹ luôn làm tấm gương cho con cái sẽ trưởng thành và hình thành những nhân cách tốt, phát triển toàn diện về tâm hồn và trí tuệ.

Cách dạy con của người Nhật - Cha mẹ Nhật làm gương cho con cái
Cách dạy con của người Nhật – Cha mẹ Nhật làm gương cho con cái

2.7. Cách dạy con của người Nhật khi bị bạn đánh

Cách dạy con của người Nhật khi bị bạn đánh luôn đảm bảo sự tinh tế và nhân văn. Cha mẹ Nhật luôn lắng nghe con, dạy con về nơi an toàn để trú ẩn và tâm sự khi bị bạn bắt nạt. Ngoài ra, người Nhật sẽ hướng dẫn trẻ cách giải quyết vấn đề đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh ảnh hưởng đến hoà khí giữa bạn bè.

2.8. Cách khen con tinh tế

Cha mẹ Nhật luôn khen con theo hành vi cụ thể trẻ đã làm tốt. Điều này giúp trẻ dễ hình dung hơn việc mình làm để khiến bố mẹ hài lòng và sẽ lặp lại trong lần tiếp theo. Ví dụ thay vì nói “Con giỏi quá” một cách chung chung, cha mẹ Nhật sẽ khen hành vi của trẻ như “Con hôm nay ăn rất ngoan”, “Con đã tự thay quần áo rất giỏi”.

2.9. Hỗ trợ, hướng dẫn con nghiên cứu, tìm tòi

Nước Nhật là một trong những đất nước được đánh giá cao với vô số thần đồng nhí nhờ cách giáo dục thông minh của các bậc cha mẹ. Người Nhật luôn nỗ lực dạy con cách tìm tòi, tự nghiên cứu vấn đề để đảm bảo trẻ hiểu sâu và nhớ lâu hơn.

Trẻ được học tìm đường bằng bản đồ, tra cứu từ điển, tìm kiếm kiến thức sao cho phù hợp với độ tuổi của mình qua nhiều trò chơi bổ ích hàng ngày.

Trẻ được tư do khám phá và trải nghiệm
Trẻ được tư do khám phá và trải nghiệm

2.10. Không chỉ trích lỗi lầm của trẻ

Cách dạy con của người Nhật giúp trẻ hình thành sự tự tin, nuôi dưỡng lòng tự trọng là không chỉ trích những lỗi lầm của trẻ. Cha mẹ sẽ không phạt trẻ những hình phạt gây tổn thương tinh thần hay đay nghiến, chỉ trích những lỗi lầm mà trẻ mắc phải.

2.11. Không quy chụp hay áp đặt trẻ

Quy chụp hay áp đặt trẻ là một lỗi lớn mà đại đa số cha mẹ Việt đều gặp phải. Với người Nhật, họ quan niệm trẻ em cần sự thoải mái về tâm lý tự do làm những điều mình thích. Cha mẹ không dùng lời lẽ tiêu cực với trẻ và không áp đặt trẻ trong mọi trường hợp.

2.12. Kiên nhẫn với con

Trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 7 tuổi thường xuyên có những câu hỏi khá ngây ngô và thường hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Cha mẹ Nhật luôn sẵn sàng lắng nghe câu hỏi và kiên nhẫn giải thích cho trẻ cùng một vấn đề cho đến khi trẻ nhớ rõ và chuyển sang các câu hỏi khác.

Cách dạy con của người Nhật - Cha mẹ Nhật kiên nhẫn với trẻ
Cách dạy con của người Nhật – Cha mẹ Nhật kiên nhẫn với trẻ

2.13. Không nói về con của mình

Các bậc phụ huynh Việt đôi khi có thể dành nhiều giờ để nói về con của họ bằng giọng điệu tự hào. Ngược lại, cha mẹ Nhật không có khái niệm khoe con vì tránh trẻ trở nên tự phụ, tự tin thái quá. Họ cho rằng những lời khen vô thưởng vô phạt không giúp ích gì cho con mình và mang tính chất khoe khoang không cần thiết.

Nếu con có điểm nổi bật hơn đứa trẻ khác, điều cha mẹ Nhật làm là mong muốn sẽ có cách tự nhiên để mọi người tự thấy về điều này. Ví dụ như trẻ thi đỗ trường nổi tiếng sẽ có đồng phục trường và mọi người khi nhìn vào sẽ tự nhận ra điều đó.

2.14. Tổ chức những chuyến đi gia đình

Những chuyến đi gia đình luôn là trải nghiệm tuyệt vời đối với trẻ. Cha mẹ Nhật thường xuyên tổ chức những hoạt động cắm trại hàng tuần, hàng tháng để gắn kết tình cảm gia đình và giúp con có cơ hội gần gũi với thiên nhiên.

2.15. Dạy chữ cho con từ sớm

Trẻ em Nhật được dạy chữ sớm nhằm tăng khả năng tư duy, ghi nhớ và trí thông minh. Dạy chữ sớm kiểu Nhật thường dạy qua những món đồ chơi thông minh phù hợp với độ tuổi như bảng chữ cái, sách vở.

Cách dạy con của người Nhật - Dạy chữ sớm giúp trẻ thông minh, năng đông
Cách dạy con của người Nhật – Dạy chữ sớm giúp trẻ thông minh, năng đông

3. Lưu ý quan trọng cho ba mẹ khi dạy con 1 tuổi

Những nguyên tắc quan trọng trong cách dạy con của người Nhật cha mẹ cần biết như sau:

  • Cho trẻ tiếp cận với nhiều môi trường: Trẻ em được tiếp cận với thiên nhiên và được tạo điều kiện khám phá thế giới giúp trẻ tăng hiểu biết, nhận thức thông tin từ sớm.
  • Tôn trọng con trong quá trình dạy: Theo nghiên cứu, 3 tuổi là thời điểm bắt đầu hình thành cá tính riêng. Vì vậy, trẻ cần được tôn trọng và khuyến khích hoàn thiện sở thích riêng của bản thân.
  • Dùng ngôn từ nhẹ nhàng: Trẻ em luôn bắt chước lời nói và hành động của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần dùng ngôn từ nhẹ nhàng, gần gũi phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Dạy con đúng cách theo độ tuổi: Mỗi độ tuổi trẻ sẽ tò mò và hứng thú với những vấn đề khác nhau. Việc của cha mẹ thông thái là nắm bắt từng thời điểm nhạy cảm của trẻ và định hướng cho trẻ trong việc phát triển kỹ năng mà trẻ đang yêu thích.
  • Không dỗ dành, nuông chiều trẻ: Cha mẹ Nhật không dỗ dành và nuông chiều con ngay cả khi con khóc hay mè nheo. Điều này để tránh trẻ hình thành những thói quen xấu, ảnh hưởng đến sau này.
Cách dạy con của người Nhật - Dạy trẻ trên tinh thần tôn trọng cái tôi của trẻ
Cách dạy con của người Nhật – Dạy trẻ trên tinh thần tôn trọng cái tôi của trẻ

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Cách phạt con của người Nhật như thế nào?

Cha mẹ Nhật dạy con không sử dụng đòn roi, la mắng. Nguyên tắc chung của người Nhật là nghệ thuật kỷ luật đúng cách. Cha mẹ Nhật nói chuyện riêng với trẻ khi trẻ mắc lỗi, không la mắng con ở chốn đông người.

4.2. Sách dạy con của người Nhật?

Phương pháp nuôi dạy con của người Nhật xuất hiện trong nhiều cuốn sách, cụ thể như:

  • Cha mẹ Nhật dạy con tự lập
  • Tự nảy mầm tự vươn lên
  • Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn
  • Cha mẹ Nhật dạy con lắng nghe hơn là la mắng
  • Ăn dặm kiểu Nhật
  • Nghệ thuật dạy con là việc nhà của người Nhật

4.2. Nuôi dạy con kiểu Nhật – giai đoạn 0 tuổi như thế nào?

Dạy con trong giai đoạn 0 tuổi được người Nhật đặc biệt chú trọng. Trẻ được nuôi dưỡng tình yêu với sách vở, làm quen với những đồ chơi âm thanh thú vị và các trò chơi hấp dẫn giúp cải thiện kỹ năng nói sau này.

12 TINH HOA NUÔI DẠY CON CỦA NGƯỜI NHẬT: ÍT THÀNH TÍCH, TRỌNG NHÂN PHẨM!

Bắt đầu từ giai đoạn mẫu giáo và đi học, trẻ em ở Nhật Bản đã được dạy cách đối nhân xử thế, cùng các chuẩn mực đạo đức và văn hóa. Người Nhật quan niệm rằng trong giai đoạn đầu, không nên chú trọng dạy dỗ trẻ quá nhiều kiến thức hay khiến trẻ theo đuổi thành tích học tập, mà cái quan trọng nhất là tính cách và nhân phẩm.

Chính vì thế mà chúng ta có thể thấy trẻ em Nhật thường rất ngoan ngoãn và lễ phép. Mỗi đứa trẻ ban đầu như những tờ giấy trắng, mà nếu chúng ta gieo trồng những hạt giống tâm hồn tốt đẹp từ sớm, thì tính cách trẻ sẽ dần trở thành một khu vườn tươi tốt và rạng ngời.

Vậy đâu là những bài học từ phương pháp dạy con của người Nhật mà chúng ta nên học?


1.Nghệ thuật Shitsuke (kỷ luật): Dạy con kỷ luật từ khi còn nhỏ

Nhiều gia đình có thói quen nuông chiều, thỏa hiệp với trẻ khi trẻ kêu khóc, biếng ăn hoặc đòi hỏi một cái gì đó. Nếu bạn dỗ dành và chiều theo ý của trẻ, rất dễ khiến trẻ thành thói quen không tốt và tính ỷ lại.

Nếu trẻ biếng ăn, không chịu ăn, bạn không nên dỗ dành mà nên để bế phải học cách tự giải quyết vấn đề của mình. Bởi vì dù có biếng ăn thì khi đói bụng trẻ cũng tự khắc sẽ phải đáp ứng lại nhu cầu cơ bản của con người là ăn uống thôi.

Tương tự nếu trẻ kêu khóc làm nũng cũng vậy, đừng dỗ dành để bé ý lại, hãy để bé khóc tự nín và học được cách tự lập ngay từ khi còn sớm.


2.Thường xuyên cho trẻ hoạt động, nhất là hoạt động ngoài trời

Tại Nhật Bản, việc rèn luyện thể chất cho trẻ được các phụ huynh thực hiện từ sớm. Ngay từ khi trẻ lên 2 lên 3, cha mẹ đã cho trẻ tập đi bộ đều đặn, và chia nhỏ thành những bài tập cho trẻ đi bộ 10 mét, 20 mét.

Một điểm đặc biết trong cách dạy con của ngườ Nhật rất đặc biệt đó là khi trẻ đủ 5 – 6 tuổi, người Nhật đã cho trẻ tham gia giao thông, đi chợ, siêu thị mà không có bố mẹ đi theo.
“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng” là châm ngôn thường thấy trong các gia đình người Nhật.

==>Xem thêm: 8 nghệ thuật làm giàu bền vững trăm năm của người Nhật


3.Khi trẻ tập trung làm điều gì thì bạn không nên bắt bé dừng lại, ngay cả khi đã đến giờ ăn cơm

Rất nhiều cha mẹ không biết đến điều này. Khi trẻ đang tập trung làm điều gì đó, hãy để bé trôi theo dòng chảy của việc mà bé đang làm, thậm chí khích lệ bé tiếp tục. Trong phương pháp dạy con của người Nhật, điều đó rất có lợi cho tư duy của bé, có thể giúp bé phát triển các năng khiếu về sau.|


4.Đừng so sánh về con cái mình!

cach-day-con-kieu-nhat

Việc bạn mang con trẻ so sánh, hơn thua với những đứa trẻ khác sẽ làm trẻ trở nên tự ti, tạo sự nhút nhát hoặc áp lực phải cố gắng. Nếu không đạt kết quả tốt, trẻ dễ trở nên buồn bã và chán nản, mất tự tin.

Thay vì so sánh, các phụ huynh nên khéo léo khích lệ trẻ tiến bộ. Hãy công nhận sự cố gắng của trẻ dù thành công hay thất bại. Bạn có thể an ủi và tạo thêm động lực cho trẻ bằng những câu như: “Con đã cố gắng rồi”, “Ba mẹ biết con đã nỗ lực hết mình”, “Con làm tốt lắm, không sao đâu!” v.v…


5.Dạy trẻ đức tính trung thực, chính cha mẹ cũng phải làm gương!

Người Nhật thấu hiểu rằng cha mẹ chính là tấm gương cho con cái noi theo. Để dạy con đức tính trung thực, không dối trá, chính các bậc phụ huynh cũng phải luôn giữ sự trung thực với bé để trở thành tấm gương tốt.

6.Cư xử khéo léo với con cái. Hãy để con cảm thấy mình được tôn trọng.

Ai cũng có nhu cầu cần được sự tôn trọng, ngay cả từ khi còn nhỏ. Các phụ huynh Việt Nam thường có suy nghĩ là “trẻ con thì biết gì”, dẫn đến đôi khi sẽ không để ý đến cái “tôi”, nhu cầu được tôn trọng bản thân của bé. Điều này không tốt cho sự phát triển bình thường của bé.

Các bậc cha mẹ Nhật Bản sẽ có một sự tôn trọng nhất định đối với những tâm tư, tình cảm của trẻ nhỏ, tuyệt đối không vì trẻ còn nhỏ mà xem thường, không tôn trọng trẻ.
Việc ủng hộ cư xử khéo léo với cái “tôi” của bé sẽ khiến bé cảm thấy tích cực hơn, có tâm lý thoải mái, không cảm thấy bị cha mẹ chèn ép hoặc ghét bỏ.


7.Tránh không nên dùng thái độ ra lệnh với bé

Sẽ thật là tệ nếu trẻ không nghe lời hoặc có thái độ chống đối phải không nào! Đôi khi chúng ta vì muốn trẻ vâng lời mà sẽ dùng thái độ/ngôn từ mang sự sai khiến, ra lệnh, thậm chí là quát tháo để bắt trẻ làm theo ý mình.

Tuy nhiên sự cáu gắt và quát tháo có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ, kết quả có thể khiến trẻ mang tâm lý chống đối, làm ngược lại, hoặc tệ hơn là trở nên tự kỉ.

Thay vào đó, chúng ta có thể dùng thái độ gần gũi và cởi mở hơn với trẻ. Ví dụ như thay vì nói “mẹ yêu cầu con…”, “con phải làm…”, thì bạn có thể nói là “sao con không thử…nếu con làm điều đó thì mẹ sẽ rất vui…”

Hãy luôn luôn nói cho trẻ thấy những kết quả tích cực nếu trẻ làm theo những lời khuyên của bạn, khiến trẻ cảm thấy mình có ích với mọi người và tự nhiên trẻ sẽ tích cực cố gắng hơn.

8.Đừng ép trẻ làm những thứ bé không thích, hãy để bé tự nhiên là chính mình

day-con-kieu-nhat

Nhiều bố mẹ muốn con sau này làm bác sĩ, làm kỹ sư…muốn con học đủ thứ học đàn, học vẽ…vì muốn tô nặn con trở nên hoàn hảo theo ý mình.

Tuy nhiên trẻ rất có thể sẽ hoàn toàn không thích những điều đó. Không nên ép trẻ thứ mà bé không muốn, vì như thế có thể làm đóng lại những thiên phú thực sự của bé.
Mỗi một đứa trẻ đều không giống nhau, và năng khiếu của trẻ cũng thế. Hãy để trẻ tự do phát triển theo điều trẻ thích.


9.Dạy trẻ đức tính dũng cảm, dám chịu trách nhiệm

Một trong những đức tính quan trọng nhất người Nhật thường dạy con từ thuở ấu thơ, đó là sự dũng cảm. Trong cuộc sống hằng ngày của bé, sự dũng cảm có thể được biểu hiện ở nhiều mặt: ví dụ như tinh thần dám chịu trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi khi trót làm sai, dũng cảm vượt qua những nỗi sợ như sợ bóng tối, sợ nước, sợ đắng khi uống thuốc v.v…

Mỗi một đứa trẻ, đến một lúc nào đó cũng sẽ phải tự ra đời, trưởng thành và tự mình đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống. Ba mẹ không thể bảo bọc con cái cả đời, vì thế cần dạy cho bé hiểu được thế nào là dũng cảm ngay từ khi còn bé.

10.Dạy trẻ không sợ thất bại, ngã ở đâu đứng dậy ở đó

Ở Nhật Bản, những người không có công ăn việc làm thường sẽ bị xã hội xem thường và thiếu đồng tình. Chính vì vậy, người Nhật luôn chú trọng dạy con không sợ thất bại, biết cách vươn lên, ngã ở đâu đứng lên ở đó.


11.Coi trọng những chuyến đi cùng gia đình

Các hoạt động dã ngoại của người Nhật vào những dịp cuối tuần ví dụ như đi du xuân, ngắm pháo hoa, đi chơi xa…thường có đủ mặt toàn bộ các thành viên trong gia đình. Đó là dịp để trẻ em và người lớn cùng nhau hòa mình vào thiên nhiên, củng cố tình cảm trong gia đình với nhau.


12.Khuyến khích trẻ kết bạn 

Trong phương pháp dạy con của người Nhật, cha mẹ sẽ động viên các bé chơi cùng nhau, nếu thấy bé nào đứng một mình thì sẽ ra hỏi chuyện và giúp bé hòa nhập với các bạn.

Các bé được khuyến khích chơi cùng nhau, khi thấy có bé nào chơi một mình thì các phụ huynh sẽ ra hỏi chuyện và tìm cách giúp bé hòa nhập vào một nhóm nào đó.

Nếu các bé có mâu thuẫn hay xích mích, người lớn sẽ không phán xử xem ai đúng ai sai, không thiên vị ai, mà thay vào đó sẽ tìm cách khuyên nhủ, giúp đỡ cho các bé làm hòa với nhau.


Phụ huynh và các em có thể tham khảo các kênh thông tin khác của Daruma Nihongo dưới đây:

– Đăng ký test năng lực tại ĐÂY

– Tìm hiểu thêm về Khóa Học tại ĐÂY– Tham gia  tìm kiếm, trao đổi các thông tin học tập, luyện thi JLPT, THPT, Vào 10 v.v. hữu ích tại Group Cộng đồng tiếng Nhật cho HSSV (Luyện thi Đại học-Vào 10-N3,N4,N5)
– Quý phụ huynh có thể nêu thắc mắc về học tập, tuyển sinh tiếng Nhật, thi JLPT tại Group Phụ Huynh Đồng Hành Cùng Con Học Tiếng Nhật, Thi Tiếng Nhật Vào 10 Và ĐH